Dữ liệu công bố bởi UnivDatos Market Insight, giá trị thị trường bột trà matcha toàn cầu ước tính sẽ đạt mốc 6.5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng CAGR 9% vào năm 2027. Những con số này góp phần thể hiện nhu cầu dành cho dòng nguyên liệu bắt nguồn từ Nhật Bản này sẽ tiếp tục tăng lên trong nhiều năm tới. Dù matcha rất phổ biến trong nhiều sản phẩm F&B song hầu hết người tiêu dùng hiện nay và cả các thương hiệu vẫn nhầm lẫn giữa loại bột này với chiết xuất trà xanh. Bài viết này của Win Flavor – MQ International Inc sẽ giải đáp sự khác biệt giữa hai sản phẩm này.
Bột trà matcha ngày càng được nhiều người sử dụng vì mục đích sức khỏe
1. Hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn: Bột matcha và chiết xuất trà xanh
Về cơ bản, cả bột matcha và chiết xuất trà xanh đều được trích xuất từ lá của cây trà xanh. Tuy nhiên, quy trình trồng trọt, chăm sóc và chế biến để tạo ra hai dạng nguyên liệu này lại hoàn toàn khác nhau. Cũng chính vì tên gọi và nguồn gốc tương đồng mà chúng thường bị nhầm lẫn.
Bột trà matcha là một dạng nguyên liệu cao cấp được tạo nên bằng hình thức thu hoạch (hái) thủ công rồi tiến hành hấp, sấy, tách gân lá và nghiền mịn bằng cối đá. Đặc biệt, khi búp trà vừa nhú, cây được trồng trong bóng râm 90% để giảm quá trình quang hợp, giữ lại diệp lục, khoáng chất và acid amin trong lá trà non. Bên cạnh đó, quá trình nghiền bắt buộc không được sinh nhiệt nhằm mục đích giữ lại màu xanh tươi và các thành phần dinh dưỡng ban đầu của lá trà.
Xem thêm: Bột matcha và những insight thị trường có thể bạn chưa biết
Matcha được làm bằng phương pháp thủ công
Khác với bột matcha, quá trình tạo ra chiết xuất trà xanh nói riêng và các loại hương liệu trà xanh nói chung đơn giản hơn. Cây trà được quang hợp đầy đủ và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tự nhiên. Sau đó, những lá trà được hái sẽ đem đi sấy, nghiền bằng phương pháp công nghiệp hoặc ngâm với dung dịch cồn để tách dưỡng chất. Do quá trình sinh nhiệt trong lúc nghiền đã dẫn đến bột trà không còn giữ được màu xanh tự nhiên ban đầu mà thường sẽ chuyển sang vàng hoặc nâu.
Xem thêm: Xu hướng và ứng dụng của các sản phẩm chiết xuất từ thực vật năm 2021
Bột matcha rất dễ bị nhầm lẫn với các loại bột trà xanh thông thường
2. Đặt lên bàn cân so sánh
Do sự khác nhau về quy trình trồng trọt và chế biến mà bột trà matcha và chiết xuất trà xanh có nhiều đặc điểm riêng biệt dễ dàng nhận diện. Dưới đây là những yếu tố giúp bạn phân biệt hai dòng nguyên liệu từ trà xanh này.
Màu sắc
Nhìn từ khía cạnh màu sắc, bột matcha có màu xanh lá tự nhiên và sáng như màu của lá trà non nhờ lượng diệp lục lớn tích tụ trong quá trình phát triển dưới bóng râm. Trong khi đó, chiết xuất trà xanh có màu sẫm hơn, đôi khi sẽ hơi ngả sang vàng và nâu sáng.
Matcha có màu sắc sáng hơn chiết xuất trà xanh
Hương vị
So với các biến thể khác của trà xanh như hương matcha, chiết xuất trà xanh… thì bột matcha nồng và có mùi đặc trưng hơn. Nhờ thành phần giàu acid amin và diệp lục nên bột matcha nguyên chất có vị đắng nhẹ rồi chuyển qua vị ngọt thanh mát. Trong khi đó, chiết xuất trà xanh thường có vị chát đắng do quá trình chế biến không tách gân lá và tiếp xúc nhiệt trong thời gian dài.
Xem thêm: Thị trường F&B 2021 – Những cải tiến & nguyên liệu mới xuất hiện trong hương trà
Bột matcha được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm
Cấu trúc
Bột matcha nguyên chất có độ mịn rất cao và dễ tan trong nước. Trong khi đó, chiết xuất trà xanh thường sẽ có tạp lẫn tạo cảm giác lợn cợn và không tan hoàn toàn trong nước do quá trình chế biến công nghiệp. Do đó, các thương hiệu F&B và người tiêu dùng thường sử dụng bột matcha hoặc hương liệu trà xanh dạng bột trong các công thức sản phẩm.
Matcha tan hoàn trong nước còn các dạng hương liệu trà xanh khác thì không tan
Dưỡng chất
Cả hai dạng nguyên liệu này đều chứa các hoạt chất chống oxy hóa, acid amin, polyphenol và catechin. Do đó, bột trà matcha và chiết xuất trà xanh đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe nếu được sử dụng ở liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, do quá trình trồng và chế biến đặc thù mà dưỡng chất trong bột matcha cao hơn nhiều so với các sản phẩm từ trà xanh khác nói riêng và các loại thực phẩm chống oxy hóa nói chung.
Cụ thể, theo Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm Mỹ thì chỉ số ORAC có trong 1 gram bột matcha đạt mức 1384, cao hơn rất nhiều so với con số 253 ở câu kỷ tử, một loại quả được xem là siêu thực phẩm nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa. Đây cũng là lý do dẫn đến sự khác biệt giữa giá bột matcha và chiết xuất trà xanh thông thường.
Bột matcha có giá trị dinh dưỡng và giá thành cao hơn các loại bột trà xanh thông thường
Từ những khác biệt về nội hàm lẫn vật lý của hai dạng nguyên liệu từ trà xanh này, có thể nhận thấy bột trà matcha có sự tối ưu hơn về mặt dưỡng chất, kết cấu, màu sắc lẫn hương vị. Tuy nhiên, dạng bột này lại có giá thành bán ra khá cao trên thị trường hiện nay. Ngược lại, chiết xuất trà xanh chiếm ưu thế hơn về giá nhưng lại không đảm bảo tuyệt đối về mặt chất lượng. Vì vậy, lựa chọn nguyên liệu nào để ứng dụng vào quy trình R&D là quyết định nằm ở mỗi doanh nghiệp và người tiêu dùng.
__________
Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?
Hãy để chúng tôi giúp bạn!
MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:
- Hương thực phẩm tự nhiên
- Hương thực phẩm mặn
- Hương thực phẩm ngọt
- Chiết xuất tự nhiên, chiết xuất dược liệu
- Collagen thực phẩm - Collagen mỹ phẩm
- Bột trà: bột trà đen, bột trà xanh, bột matcha, bột trà lài
Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MQ - WIN FLAVOR
Tel: (+84) 28 3724 5191
Hotline: 0909 086 896
Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphamwinflavor
Địa chỉ: HO - 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
RO - R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, TP. Dĩ An, Bình Dương.