Sự bùng phát nằm ngoài dự đoán của đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, chỉ đạt mức 3,82%(*) trong quý I. Riêng đối với người tiêu dùng, trung bình giá trị giỏ hàng đã tăng thêm 5,56%* – đạt mức cao nhất trong suốt 7 năm qua. Những con số trên đã khắc họa bức chân dung mới của người tiêu dùng trong thị trường F&B Việt Nam 2020.

*số liệu thống kê được trích dẫn từ nghiên cứu của Kantar Worldpanel

Thị trường F&B Việt Nam 2020 chững lại do tác động của dịch Covid-19

Thị trường F&B Việt Nam 2020 chững lại do tác động của dịch Covid-19

1. Tiêu chuẩn mới trong hành vi người tiêu dùng

Mặc dù là quốc gia đi đầu trong việc chống dịch hiệu quả nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đang gặp một số khó khăn nhất định. Các chuyên gia dự đoán phải đến hết tháng 7 thì nền kinh tế mới được khôi phục hoàn toàn.

>> Xem thêm:

Ở giai đoạn đầu – trước cách ly xã hội, người tiêu dùng Việt đã cắt giảm chi tiêu của các hoạt động bên ngoài gia đình và các mặt hàng xa xỉ. Họ chuyển trọng tâm sang các thực phẩm thiết yếu, hàng đóng gói để chuẩn bị cho thời gian cách ly xã hội. Điều này dẫn đến ngành FMCG đạt mức tăng trưởng đột biến, tăng 21% so với quý I – 2019, và số lượng hàng hoá mỗi lần mua của người tiêu dùng cũng nhiều hơn.

Người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá hơn trong một lần mua

Người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá hơn trong một lần mua

Chuyển sang giai đoạn cách ly xã hội, người tiêu dùng tập trung chủ yếu vào 4 nhóm sản phẩm chính bao gồm: thực phẩm thiết yếu, thực phẩm tiện lợi, sản phẩm tăng cường sức khoẻ và dụng cụ vệ sinh. Đồng thời, việc mua sắm các dụng cụ nấu ăn cũng trở thành thói quen mới. Mặc dù thức ăn được tiêu thụ nhiều hơn nhưng thị trường F&B Việt Nam 2020 cũng đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng tiêu thị nước uống có đường trong giai đoạn này.

Khi đối mặt với sự “đe dọa” về sức khỏe, người tiêu dùng có khuynh hướng thay đổi nhanh chóng hành vi, cụ thể là chuyển hướng sang tự nấu ăn tại nhà, quan tâm đến giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn và hạn chế các thực phẩm độc hại. Làn sóng thay đổi này vẫn đang là xu hướng chủ đạo về tiêu dùng trong mùa hè này và dự kiến sẽ kéo dài đến hết năm nay.

2. Những sản phẩm và thương hiệu nào sẽ trở thành xu hướng?

Vốn dĩ, xu hướng ngành F&B 2020 từng được dự đoán sẽ là sự lên ngôi của thực phẩm lành mạnh, do con người ngày càng đối mặt với nhiều nguy cơ sức khoẻ hơn. Sự tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho xu hướng này trở nên bùng nổ nhanh hơn.

>> Xem thêm: Thị trường F&B Việt Nam 2020 bỗng chốc trở thành cuộc đua online trong mùa dịch Covid-19

Người tiêu dùng sẽ ưa chuộng thực vật có nguồn gốc hữu cơ, động vật chăn nuôi tự nhiên, các loại thực phẩm giúp áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, các sản phẩm lên men và các đồ uống không chứa cồn cũng được người tiêu dùng ưu tiên hơn trong giỏ hàng.

Thực phẩm lành mạnh ngày càng được người dùng ưa chuộng

Thực phẩm lành mạnh ngày càng được người dùng ưa chuộng

3. Hình thức cửa hàng và kênh mua sắm được ưa chuộng

Với những lo ngại về việc thiếu hụt các hàng hoá thiết yếu và ngại chen chúc đông người trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn kênh mua hàng. Thống kê đã chỉ ra sự tăng trưởng vượt trội – đạt mức hai chỉ số của tất cả kênh bán hàng trong quý I.

Các con số trên cho thấy xu hướng mua sắm đa kênh (Omni-channel) được phát triển hơn trong đại dịch. Các kênh khác nhau phục vụ nhu cầu tiêu dùng khác nhau, phản ánh các hành vi mua sắm khác nhau. Đối với mục đích mua hàng số lượng lớn, người tiêu dùng ở thành thị chọn siêu thị và các kênh trực tuyến, trong khi người tiêu dùng ở nông thôn vẫn duy trì các kênh truyền thống như chợ và cửa hàng tạp hoá.

Người tiêu dùng mong muốn có thể đến một nơi mà họ có thể mua sắm mọi thứ. Điều này trở thành một lợi thế chính của các mô hình bán lẻ lớn. Các siêu thị cũng nắm bắt cơ hội này để đa dạng mặt hàng và kích thước gói hàng nhằm thu hút họ đến nhiều lần hơn. Trong tháng 3 – 2020, trung bình cứ 10 ngày một người tiêu dùng (người mua sắm chính của gia đình) sẽ đến siêu thị một lần – đây là tần suất mua hàng cao nhất từ trước đến nay.

Tần suất người tiêu dùng đến siêu thị tăng lên đáng kể trong thời gian qua

Tần suất người tiêu dùng đến siêu thị tăng lên đáng kể trong thời gian qua

Nhìn chung, làn sóng dịch chuyển trong hành vi mua sắm đã giúp tất cả hình thức bán hàng đều được hưởng lợi. Big C, Bách Hoá Xanh và Mega Market là những nhà bán lẻ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian dịch bùng phát. Về mặt mua sắm trực tuyến, Facebook – mạng xã hội phổ biến nhất vẫn là nền tảng được lựa chọn nhiều nhất để mua hàng FMCG, tiếp theo là Shopee – sàn thương mại điện tử thuần túy. Cả hai đều tăng trưởng đáng kể.

Một số thay đổi trên có thể là ngắn hạn, nhưng cũng có thể trở thành thói quen dài hạn của người tiêu dùng. Với những thông tin vừa rồi từ MQ International, hy vọng có thể giúp các doanh nghiệp F&B xây dựng chiến lược phát triển thích hợp để giành được vị thế tốt trong bối cảnh “bình thường mới” của thị trường F&B Việt Nam 2020.

__________

Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?

Hãy để chúng tôi giúp bạn!

MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:

  • Hương thực phẩm tự nhiên
  • Hương thực phẩm mặn
  • Hương thực phẩm ngọt
  • Chiết xuất tự nhiên, chiết xuất dược liệu
  • Collagen thực phẩm – Collagen mỹ phẩm
  • Bột trà: bột trà đen, bột trà xanh, bột matcha, bột trà lài

Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MQ – MQ INTERNATIONAL

Tel: (+84) 28 3724 5191

Hotline: 0909 086 896

Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphammq/

Địa chỉ: HO – 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, TPHCM.

RO – R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, Tp Dĩ An, Bình Dương.