Nếu nói dịch Covid-19 là cơn ác mộng toàn cầu thì F&B chính là lĩnh vực chìm sâu trong giấc mộng ấy nhất. Hàng loạt cửa hàng đóng cửa, nguồn khách đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí giảm mạnh do tình hình bệnh dịch khó lường và chính sách hạn chế đi đến nơi đông người. Vậy giải pháp nào lấy lại thăng bằng cho thị trường F&B Việt Nam 2020?
Thị trường F&B Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong mùa dịch Covid-2020
1. Sự ảnh hưởng nghiệm trọng của Covid-19 đến thị trường F&B Việt Nam 2020
Theo thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam, nước ta hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản theo mô hình chuỗi. Ngoài ra, xu hướng ngành F&B 2020 còn là “miếng bánh” ngon hơn khi doanh thu từ thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam trong năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, dự kiến đến 2023, doanh thu của ngành này có thể đạt mức 408 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ với một đợt dịch Covid-19 nghiêm trọng đã làm thay đổi toàn cục và khiến tất cả thay đổi.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa
Ông Hà Thúc Tú, Giám đốc chi nhánh miền Nam của Golden Gate Group từng nhận định: Cả nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu sụt giảm. Nếu dịch bệnh không chấm dứt sớm hay có cách chữa trị hiệu quả trong 1 đến 2 tháng tới, các doanh nghiệp F&B nhỏ sẽ càng khó khăn hơn. Các doanh nghiệp có thể không đủ kinh phí và vốn đủ mạnh để tiếp tục tồn tại.
>> Xem thêm: Thị trường F&B Việt Nam 2020 ảm đạm vì dịch bệnh Corona
Sau nghị định 100, sức tiêu thụ của thị trường F&B Việt Nam 2020 đã giảm 60 – 70% so với năm ngoái, nay thêm ảnh hưởng của dịch lại càng khó khăn hơn. Nhiều doanh nghiệp cá nhân, cửa hàng, thậm chí cả chuỗi cơ sở cũng phải tạm đóng cửa, trả lại mặt bằng, nhượng quán.
Thói quen tiêu dùng thay đổi từ offline sang online
Chưa kể, thói quen tiêu dùng và thường thức của người Việt dần thay đổi trong thời điểm nhạy cảm này. Theo nhận định từ một số tổ chức nghiên cứu thị trường Việt Nam, xu hướng của ngành F&B là ăn uống tại nhà vì người tiêu dùng muốn dành thời gian ở nhà, đảm bảo an toàn ngừa dịch bệnh, tận dụng các kênh mua sắm, dịch vụ online… Điều này vừa là nhược điểm, cũng lại mở ra cánh cửa mới cho hoạt động kinh doanh của các cơ sở ăn uống, dịch vụ.
2. Bán online – giải pháp duy nhất để sống sót và tồn tại
Trước tình hình ấy, thay vì ngồi yên chịu chết thì các doanh nghiệp đã có bước chuyển dịch mô hình kinh doanh, từ “tại quán” sang “tại nhà”, từ offline sang online. Đây là xu hướng ngành F&B 2020 thật sự nổi bật lúc này.
Kinh doanh F&B online trở thành giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp
Để tồn tại trong mùa dịch, các chuỗi F&B đã phải xoay sở qua phương án “phục vụ tại nhà” thay vì thu hút khách tới quán. Kết hợp với đó là việc thay đổi kênh bán hàng sang trực tuyến để đến gần hơn với khách mua hàng. Mặc dù nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng F&B trước giờ không tập trung vào nguồn doanh thu online, chưa có kiến thức triển khai hay thích ứng kịp thời thì nay đều đã cố gắng khắc phục.
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt thay đổi, cách bán hàng của doanh nghiệp F&B cũng phải thay đổi theo, nhanh chóng, dồn lực đẩy mạnh các kênh online để có doanh thu, “sống sót” qua mùa dịch.
>> Xem thêm: Xu hướng tiêu dùng sẽ “bùng nổ” trên thị trường F&B Việt Nam năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19
Tâm lý lo sợ tác động mạnh lên hành vi tiêu dùng. Trên Brand Việt Nam, hơn 50% người được hỏi đã giảm thời gian mua sắm tại chợ, siêu thị và tạp hóa. Ngược lại, con số này ở hình thức mua sắm online chỉ là 23%. Vì vậy việc chuyển đổi từ bán hàng offline truyền thống sang hình thức online trở nên cần thiết hơn bao giờ hết nếu doanh nghiệp muốn tồn tại trong thời kỳ này.
Ở nhà, khách hàng vẫn có thể tận hưởng được những bữa ăn ngon nhờ dịch vụ online
Các kênh bán online trực tiếp nhắm tới từng khách hàng tiềm năng, trong khi các đối thủ cùng lĩnh vực đã tạm dừng “cuộc chơi”, mức độ cạnh tranh khi mua bán online giảm, chi phí quảng cáo cũng giảm và còn “chạm” đúng khu vực xuất hiện của khách hàng. Nếu bạn biết tận dụng các hình thức quảng cáo, mua sắm online như một xu hướng ngành F&B 2020 trong thời gian này, đây chắc chắn là “mỏ vàng” mà doanh nghiệp có thể khai thác và tận dụng.
3. Liệu giao thức ăn tận nhà có trở thành xu hướng ngành F&B 2020
Câu trả lời là “Có”. Như đã phân tích từ trên, khi không thể cung cấp dịch vụ ăn uống tại quán, chuyển đổi hình thức kinh doanh sang phục vụ tại nhà là một xu hướng đáp ứng thị trường F&B Việt Nam 2020 khôn ngoan.
Investment bank UBS từng dự đoán, doanh số từ ngành giao thức ăn tận nhà (food delivery sales) sẽ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, đến năm 2030 con số doanh thu 35 tỷ USD trên toàn cầu hiện nay sẽ tăng lên thành 365 tỷ USD. Trong tình hình đại dịch, thực sự khó để một doanh nghiệp có thể hoạch định được một kế hoạch dài hạn, tuy nhiên, việc thay đổi mô hình phục vụ và cung cấp thức ăn đến khách hàng là cần thiết và có thể kéo dài về sau.
Dịch vụ giao hàng tận nơi trở thành xu hướng nổi bật trong năm 2020
Trong thời gian cao trào của dịch, phản ứng của các doanh nghiệp nên tập trung ở việc duy trì hoạt động trong quy mô thu hẹp nhất có thể, và giao hàng tận nhà là một hình thức khả quan. Sau đại dịch, bạn vẫn có thể tiếp tục duy trì hình thức này để mở rộng phạm vi phục vụ và đáp ứng thói quen tiêu dùng đã thay đổi của khách hàng.
Có thể thấy, cuộc đua giao hàng và cung cấp sản phẩm online trở thành sân chơi tiềm năng cho các cơ sở F&B. Không chỉ dừng lại trong giai đoạn dịch covid-19, xu hướng này trong thị trường F&B Việt Nam 2020 vẫn sẽ tiếp tục phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn sau này. Ý kiến của bạn về vấn đề này thì sao, cùng chia sẻ với MQ International nào!
__________
Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?
Hãy để chúng tôi giúp bạn!
MQ International là chuyên gia cung cấp hương liệu thực phẩm tự nhiên cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:
- Hương tự nhiên
- Hương mặn
- Hương ngọt
- Chiết xuất tự nhiên
- Nước ép trái cây cô đặc
- Bột tự nhiên
Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:
Tel: (+84) 28 3724 5191
Hotline: 0909 086 896
Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphammq/
Địa chỉ: 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, TPHCM