“Win Flavor tổng hợp”
Nhu cầu về sức khỏe đang tăng cao nhất mọi thời đại sau đại dịch Covid-19, các thương hiệu mỳ ăn liền – sản phẩm gắn liền với những lời đồn tiêu cực về thành phần dinh dưỡng đang rục rịch trở lại. Với công thức mới mẻ, lành mạnh hơn, mỳ ăn liền đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các hương vị cay như hương tomyum, tỏi ớt, …vẫn được dự đoán sẽ nằm trong top dẫn đầu các hương vị được quan tâm và yêu thích nhất thị trường ngày nay.
Văn hóa mỳ ăn liền không phải mới phổ biến gần đây
1. Đại dịch tạo cú hích cho ngách hàng mỳ ăn liền lâu đời
Mỳ ăn liền đã là mặt hàng rất phổ biến từ xưa tới nay. Là một món ăn vừa nhanh vừa thuận tiện cho mọi người, mọi nhà, đặc biệt là cho những người bận rộn. Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy các quốc gia châu Á có số lượng tiêu thụ mì ăn liền rất cao, chiếm 8 trong số 10 quốc giá có nhu cầu mì ăn liền cao nhất trên toàn thế giới.
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, người tiêu dùng thực hiện các chỉ thị giãn cách tại nhà khiến cho nhu cầu dự trữ lương thực, thực phẩm tăng cao. Do đó, một sản phẩm vừa tiện lợi lại vừa bảo quản được lâu lại có hương thực phẩm thơm ngon như mì ăn liền luôn trong trạng thái “cháy hàng”. Điều đó đã tạo cú hích cho ngành hàng mỳ ăn liền lâu đời phát triển.
2. Tranh cãi xoay quanh số E phụ gia thực phẩm
Mặc dù được ưa chuộng và phổ biến trên toàn thế giới, nhưng vẫn luôn có những tranh cãi xảy ra xoay quanh các chất bảo quản và phụ gia thực phẩm. Đây lại chính là những chất khiến các sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài và tiện lợi.
Xem thêm: Tiện lợi, sức khoẻ và thoải mái là 3 yếu tố cần và đủ trong các sản phẩm F&B 2021
Bên trong một món ăn thơm ngon là những tranh cãi nảy lửa
Mỳ ăn liền có xuất xứ tại Nhật Bản, ban đầu mục tiêu trọng tâm mà các doanh nghiệp luôn hướng tới là hương vị thơm ngon, an toàn, tiện lợi, khả năng bảo quản và khả năng chi trả của khách hàng. Nên có rất nhiều hương vị mì ăn liền đã được ra đời như: vị bò, gà, tômyum, nấm,…
Nhưng hiện nay khi nhu cầu về chất lượng tăng cao, người tiêu dùng quan tâm bảo vệ sức khỏe nhiều hơn, rõ rệt nhất là sau khi đại dịch covid-19 xuất hiện. Để có thể tiếp tục phát triển và lớn mạnh, mì ăn liền cần phải chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, nguyên liệu, kỹ thuật chế biến lành mạnh hơn.
Hiện nay, các chỉ số thành phần này đã được các doanh nghiệp cắt giảm hoặc thay bằng các phương pháp sản xuất hay hương liệu thực phẩm khác như: tạo sản phẩm không chứa gluten, chất bột ngọt, chất bảo quản, làm đông thay vì làm mất nước, dùng phương pháp chiên không dầu,….
3. Nỗ lực thay đổi của các nhãn hàng lớn trên toàn cầu
Các nhãn hàng trên toàn cầu luôn cố gắng nỗ lực thay đổi để mì ăn liền trở thành sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí: thơm ngon, an toàn, tiện lợi, giá rẻ nhưng vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Các doanh nghiệp đang thay đổi mì ăn liền theo xu hướng vì sức khỏe
Mr Lee’s Noodles đặt trọng tâm rất lớn vào việc giảm thiểu và loại bỏ số E phụ gia ra khỏi thực phẩm của mình. Họ đã dùng phương pháp đông khô thay vì làm mất nước để giữ lại nhiều hơn các chất dinh dưỡng, vitamin trong nguyên liệu.
WhatIF Foods luôn cố gắng để tạo ra sản phẩm với tên gọi “regenerative foods” bao gồm 1 dòng mì ăn liền được làm từ các loài cây trồng như lạc Bambara, chùm ngây,… trong tương lai. Mì ăn liền của WhatIF không có chứa bột ngọt, chất bảo quản và dùng phương pháp chiên không dầu để tạo ra các sợi mì chứa ít chất béo hơn 35%.
4. Hương vị cay vẫn nằm ở top đầu
Sở thích ăn cay, hương vị cay luôn thu hút sự chú ý của thị trường Châu Á Thái Bình Dương và cũng chính điều này mà các doanh nghiệp luôn tạo ra nhiều sản phẩm mì có vị cay đa dạng như: mỳ hương tomyum, hương tỏi ớt, cà ri,….để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Các ông lớn như Nestle, Maggi, Longhurst, Kadao,…. cũng đồng tình hương vị cay luôn dẫn top đầu và được nhiều người ưa thích. Sản phẩm bán chạy nhất của Nissin tại thị trường Singapore chính là mỳ cốc hương vị tomyum. Chính vì thế, dù là loại mỳ ăn liền nào cũng sẽ thấy xuất hiện các sản phẩm có hương vị cay.
Xem thêm: 7 xu hướng dẫn dắt thị trường thức ăn nhanh hậu Covid-19
Vị cay luôn nằm trong top đầu các hương vị mỳ ăn liền được ưa thích
Thị trường mỳ ăn liền cần phải thay đổi sang hướng sản xuất các sản phẩm không chỉ ngon miệng, đa dạng, vừa túi tiền, tiện lợi mà còn cần phải chú ý vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó cần phải hiểu tâm lý người tiêu dùng ưa chuộng vị cay như hương tomyum để tái sinh và phát triển mỳ ăn liền mạnh mẽ hơn. Hãy liên hệ với Win Flavor để nắm bắt những xu hướng thị trường mới nhất hiện nay nhé!
__________
Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?
Hãy để chúng tôi giúp bạn!
MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:
- Hương thực phẩm tự nhiên
- Hương thực phẩm mặn
- Hương thực phẩm ngọt
- Chiết xuất tự nhiên, chiết xuất dược liệu
- Collagen thực phẩm - Collagen mỹ phẩm
- Bột trà: bột trà đen, bột trà xanh, bột matcha, bột trà lài
Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MQ - WIN FLAVOR
Tel: (+84) 28 3724 5191
Hotline: 0909 086 896
Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphamwinflavor
Địa chỉ: HO - 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
RO - R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, TP. Dĩ An, Bình Dương.