Đại dịch Covid-19 đầu 2020 đã gây ra nhiều sự thay đổi lớn trong nhận thức cũng như hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Việt. Họ trở nên cẩn trọng hơn trong ăn uống, tiêu dùng và có nhiều yêu cầu cao hơn về chất lượng thực phẩm. Là một trong số ít các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế dương – GDP 2,91% (Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2020), F&B Việt nói chung cũng như nhiều ngành khác nói riêng có nhiều cơ hội hơn để ổn định tình hình kinh doanh. Tuy nhiên, cập nhật insight khách hàng vẫn là chìa khóa để tiếp tục phát triển.

Insight khách hàng F&B Việt đã có nhiều thay đổi trong và sau đại dịch

Insight khách hàng F&B Việt đã có nhiều thay đổi trong và sau đại dịch

1. Những insight quan trọng của người tiêu dùng Việt Nam

1.1 Tiêu thụ thực phẩm gốc thực vật

Xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Việt đang chuyển dần sang các loại thực phẩm dựa trên thực vật vì quan niệm cố hữu: chúng tự nhiên, an toàn và tốt hơn cho sức khỏe. Thị trường F&B Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng vượt bậc của nhóm thực phẩm gốc thực vật. Trong đó, các sản phẩm từ đậu nành chiếm 83%, gạo chiếm 6% và cá loại hạt chiếm 11% còn lại – theo Kantar Worldpanel.

Họ dùng các loại thực phẩm/đồ uống này trong mọi dịp: như một thức uống bình thường, trong bữa ăn, giữa lúc học tập, làm việc, tiệc tùng/thư giãn sau giờ làm,…

Nỗi lo về nguồn gốc thực phẩm là động lực chính của sự tăng trưởng này. Mặt khác, Covid-19 xuất hiện lại càng đẩy mối bận tâm đó lên cao trào.

  • Số lượng người Việt chuyển hướng sang tiêu dùng các sản phẩm gốc thực vật tăng đột biến.
  • Những khách hàng có đã sử dụng thực phẩm gốc thực vật càng tăng thêm sức mua.

Người Việt ngày càng ưu tiên các sản phẩm F&B có nguồn gốc thực vật

Người Việt ngày càng ưu tiên các sản phẩm F&B có nguồn gốc thực vật

1.2. Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn

Sức khoẻ cũng là vấn đề khiến khách hàng F&B Việt ưa chuộng thực phẩm ít đường/không đường hơn bao giờ hết. Lý do là bởi, các bệnh lý đến từ lối sống không lành mạnh: béo phì, huyết áp,… có thể khiến họ dễ mắc virus hơn.

Sữa tươi đóng hộp, trà RTD và sữa đậu nành ít đường/không đường đã chứng kiến mức doanh thu tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, khách hàng của thị trường trà RTD đã tăng 8.1% vào 2020, sữa đậu nành tăng từ 3.3% lên 11.1%.

Một số thương hiệu “nhanh nhạy” trong việc phát triển sản phẩm less/free sugar tại thị trường Việt là Milo hộp, Fami, Vinamilk và TH True Milk phiên bản ít đường.

Xem thêm: Thị trường thành phần thay thế đường nhộn nhịp giữa tâm dịch

Thực phẩm/đồ uống có mức tăng trưởng ấn tượng

Thực phẩm/đồ uống có mức tăng trưởng ấn tượng

1.3. Quan tâm đến sức đề kháng

Kể từ lúc Việt Nam xuất hiện những ca mắc Covid-19 đầu tiên, người tiêu dùng đã dồn sự quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Họ quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của mình, chuyển hướng tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, lành mạnh để nâng cao thể lực và khả năng miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của Virus corona và các căn bệnh khác.

Trẻ em và người già là đối tượng được quan tâm hơn cả vì sức đề kháng kém. Sữa bột và sữa chua uống đặc biệt được ưa chuộng trong nhóm đối tượng này để chăm sóc sức khỏe nói chung và nâng cao khả năng miễn dịch nói riêng (theo báo cáo “Những sự thay đổi trong tiêu dùng và bán lẻ trong COVID-19”, Worldpanel Division, Kantar).

Sữa chua uống với sữa bột được ưa chuộng để tăng cường hệ miễn dịch

Sữa chua uống với sữa bột được ưa chuộng để tăng cường hệ miễn dịch

2. Dự đoán bức tranh thị trường F&B 2023

2.1. Sự tăng trưởng khả quan của kinh tế và thị trường F&B

Năm 2020, nước ta ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế thấp kỷ lục ở mức 2.91% do tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, từ quý 3 và quý 4 năm 2020, nền kinh tế đã cho thấy sự phục nhanh chóng, hứa hẹn một năm 2023 triển vọng hơn. Theo dự đoán từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,588% vào năm 202 – con số còn cao hơn cả thời kỳ trước đại dịch.

Khi dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, thị trường F&B Việt Nam sẽ phát triển mạnh. Với sự quan tâm lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng Việt trong bối cảnh hiện tại, sẽ có khá nhiều biến động và sự thay đổi mà doanh nghiệp F&B cần thích nghi.

Xem thêm: Tương lai ngành F&B Việt Nam sẽ ra sao?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2021

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2023

2.2. Những ngành hàng sẽ chiếm ưu thế

Trong năm 2023, khi Việt Nam có khả năng đối diện với sự bùng phát trở lại của Covid-19 bất cứ lúc nào. Và nhu cầu người tiêu dùng về ba nhóm sản phẩm: nhu yếu phẩm thiết yếu, mặt hàng vệ sinh và thực phẩm dinh dưỡng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Bên cạnh đó, xét riêng trong lĩnh vực F&B, các sản phẩm đồ ăn nhẹ và đồ uống có lợi cho sức khỏe về thể chất, tinh thần và cảm xúc đều có sự tăng trưởng mạnh. Một trong những xu hướng nổi bật trong những năm tới là ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phát triển các khẩu phần ăn cá nhân hóa phù hợp với tình trạng, nhu cầu cũng như mục tiêu sức khỏe của mỗi người.

Xem thêm: Personalised nutrition – Cá nhân hóa chế độ ăn: Xu hướng lớn của người tiêu dùng năm 2021

Cá nhân hóa chế độ ăn là xu hướng trong năm tới

Cá nhân hóa chế độ ăn là xu hướng trong năm tới

2.3. Cơ hội tăng trưởng của ngành F&B Việt Nam so với các nước trong khu vực

Người tiêu dùng Việt hiện tại đang quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để đảm bảo được sử dụng đúng thực phẩm sạch và chất lượng. Với công nghệ thông tin phát triển mạnh, doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận tập khách hàng mục tiêu đồng thời thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến phân phối và tiêu thụ thực phẩm hiệu quả.

Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn đạt tăng trưởng kinh tế dương. Với thành tích chống dịch tốt – chỉ đứng thứ hai thế giới chỉ sau New Zealand, Việt Nam trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế tích cực, có thể thu hút được nhiều hơn sự đầu tư từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhiều hiệp định như EVFTA, CPTPP, RCEP đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn với thế giới, tác động tích cực đến mọi ngành hàng, trong đó có F&B.

Xem thêm: 4 xu hướng kỹ thuật số định hình ngành đồ uống năm 2021

Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển F&B trong những năm tới

Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển F&B trong những năm tới

Sau 2020 ảm đạm đối với nền kinh tế nói chung và F&B nói riêng, bước sang 2023, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều sự tăng trưởng vượt bậc trong ngành. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã thay đổi, họ có những insight mới và hành vi tiêu dùng không còn như trước. Vì vậy, các doanh nghiệp F&B cần nhìn nhận điều này để thiết kế các hoạt động kinh doanh mới phù hợp.

__________

Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?

Hãy để chúng tôi giúp bạn!

MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:

  • Hương thực phẩm tự nhiên
  • Hương thực phẩm mặn
  • Hương thực phẩm ngọt
  • Chiết xuất tự nhiên, chiết xuất dược liệu
  • Collagen thực phẩm - Collagen mỹ phẩm
  • Bột trà: bột trà đen, bột trà xanh, bột matcha, bột trà lài

Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MQ - WIN FLAVOR

Tel: (+84) 28 3724 5191

Hotline: 0909 086 896

Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphamwinflavor

Địa chỉ: HO - 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

RO - R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, TP. Dĩ An, Bình Dương.